Xã Sơn Hàm là một xã còn khó khăn, kinh tế chủ yếu thuần nông kết hợp chăn nuôi, vườn đồi trang trại và thương mại dịch vụ. Nhìn chung đời sống dân trí chưa đồng đều, điều kiện kinh tế vật chất cũng như tinh thần còn nhiều khó khăn trong đó yếu tố nhận thức và chấp hành pháp luật có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền nên mọi mặt đời sống xã hội đã có những bước khởi sắc, kinh tế tăng trưởng, quốc phòng - an ninh chính trị được giữ vững, văn hoá - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đặc biệt công tác phổ biến giáo dục pháp luật được cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, đã truyền tải những thông tin pháp luật đến với người dân. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình, trình độ dân trí, phong tục tập quán mà lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, vì vậy “Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã” là một hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả và cần được đẩy mạnh, nhân rộng trên địa bàn xã

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Sơn Hàm

  1. PHẦN MỞ ĐẦU
  1. Bối cảnh của đề tài

Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là một hoạt động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nhiều. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phải có trình độ chuyên môn, có năng lực tốt, hiểu biết nhiều về pháp luật, am hiểu các phong tục tập quán của từng vùng; nắm bắt được tâm tư nguyện vọng thiết thực của người dân, đảm bảo nắm vững các nội dung cơ bản của pháp luật và có khả năng truyền đạt tốt. Đồng thời phải có những hình thức, phương pháp khác nhau nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất. Thường xuyên đổi mới các phương thức tổ chức, đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật và phải có sự lồng ghép vào các phong trào thi đua. Cụ thể, trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện đa dạng cho nên hiệu quả mang lại khá cao. Nhân dân ngày càng hiểu nhiều hơn về pháp luật; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ngày càng có những bước tiến vững chắc hơn. Các hình thức đó đã được sự cổ vũ động viên và sự tham gia nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân. Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Xã Sơn Hàm là một xã còn khó khăn, kinh tế chủ yếu thuần nông kết hợp chăn nuôi, vườn đồi trang trại và thương mại dịch vụ. Nhìn chung đời sống dân trí chưa đồng đều, điều kiện kinh tế vật chất cũng như tinh thần còn nhiều khó khăn trong đó yếu tố nhận thức và chấp hành pháp luật có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền nên mọi mặt đời sống xã hội đã có những bước khởi sắc, kinh tế tăng trưởng, quốc phòng - an ninh chính trị được giữ vững, văn hoá - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đặc biệt công tác phổ biến giáo dục pháp luật được cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, đã truyền tải những thông tin pháp luật đến với người dân. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình, trình độ dân trí, phong tục tập quán mà lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, vì vậy “Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xãlà một hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả và cần được đẩy mạnh, nhân rộng trên địa bàn xã.

  1. Lý do chọn đề tài.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều Văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL, trong đó Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng….”. Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (Kết luận số 04-KL/TW) cũng đã chỉ rõ: “Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan khẩn trương xây dựng, ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…” và nhiều chương trình, đề án, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã đề cập đến công tác PBGDPLXuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng và yêu cầu nhiệm cụ công tác PBGDPL, ngày 20 tháng 6 năm 2012,  kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao dưới hình thức văn bản luật để điều chỉnh các hoạt động về công tác PBGDPL, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. Chính những lý do đó tôi đã chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là: Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện.

3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng tới nghiên cứu đề xuất các kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện.

Để đạt được mục đích đó đề tài hướng tới thực hiện 3 nhiệm
vụ nghiên cứu:

Thứ nhất: Hệ thống hoá kiến thức lý luận, những quy định chung về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Thứ hai: Đánh giá thực trạng công tác phổ biến giáo dục pháp luật của địa bàn huyện Hương Sơn,

Thứ ba: Xây dựng các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận thực tiễn của quản
lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn ở địa bàn huyện Hương Sơn; về mặt thời gian được giới hạn từ năm 2013 đến nay.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn
của quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật. Từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước, tình hình thực hiện công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian áp dụng vừa qua, nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay.

  1. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có lúc vẫn còn mang tính thời sự, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào các luật và pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; có hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa được triển khai nhiều trên thực tế như tổ chức các phiên toà xét xử lưu động kết hợp với phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện đại chưa được sử dụng triệt để, đặc biệt là việc ứng dụng một cách có hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Lực lượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là ở cơ sở còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế của hệ thống pháp luật như: Các văn bản pháp luật còn thiếu cụ thể, rõ ràng, còn có sự trùng lặp, chồng chéo thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống pháp luật chưa cao. Mặt khác, tình trạng văn bản của nhà nước cấp trên đã ban hành nhưng vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới vẫn còn, làm cho pháp luật không đi ngay vào cuộc sống. Tình trạng Luật, Pháp lệnh phải chờ Thông tư là một thực tế làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chậm trễ, khó triển khai. Kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một“xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trước hết coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý.  Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tạo cơ chế phối hợp giữa cán bộ phụ trách Tư pháp với các cấp các ngành của địa phương trong giáo dục pháp luật cho cán bộ hội viên . Xây dựng kế hoạch phối hợp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa chuyên môn và các đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.... trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức pháp luật. Đổi mới phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành....Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống học tập và làm việc theo pháp luật. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế như mạng internet, xây dựng Chuyên mục phổ biến pháp luật. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng sao cho có hiệu quả. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp trên; thường xuyên có kế hoạch, các văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương các cấp thực hiện. Phát huy vai trò của người làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan đơn vị. Phải thường xuyên kiện toàn, bảo đảm đủ thành phần, có quy chế làm việc rõ ràng để hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thường xuyên tham mưu, hướng dẫn các ban ngành đoàn thể, các đơn vị triển khai các kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp nội dung và tình hình mới. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của cơ quan, đơn vị. Cần có kế hoạch bố trí, bồi dưỡng nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ này trong thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật. Việc cung cấp thông tin pháp luật, tài liệu văn bản pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp với tình hình mới. Việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình, nhận thức của các đối tượng được tuyên truyền. Xây dựng chương trình phổ biến pháp luật thống nhất cho từng năm.Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng làm chỉ có tính phong trào. Tóm lại, bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật đa dạng và phong phú nên trong quá trình tổ chức thực hiện kết quả đem lại rất khả quan. Qua đó đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội ở địa phương.

  1. PHẦN NỘI DUNG
  1. Cơ sở lý luận

         1.1Khái niệm phổ biến giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cách tiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục đích hình thành ở đối tượng tình cảm, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Xét theo quan điểm triết học về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vai trò hỗ trợ hoặc tác động trở lại đối với kết quả chung của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Nếu nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực, dễ hiểu, gần gũi nhưng hình thức tổ chức mờ nhạt, thiếu sáng tạo, xa rời thực tiễn thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì lẽ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được xã hội (Nhà nước, tổ chức, công dân) quan tâm ở cả nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý để đối tượng được tác động hình thành được thói quen, tình cảm đối với pháp luật và có hành vi xử sự phù hợp, có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật. Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự tìm hiểu về thái độ của người dân đối với pháp luật, họ hiểu pháp luật như thế nào? Pháp luật có vai trò gì trong cuộc sống của họ?... Có thể nói, phần lớn người dân thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… người khác thì cho rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…). Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý. Pháp luật hôn nhân đảm bảo cho quan hệ vợ - chồng về tài sản, con cái, … rõ ràng và ổn định; pháp luật về sở hữu là sự thừa nhận của xã hội đối với những quyền cơ bản của mỗi con người về quyền sở hữu;… pháp luật về kinh doanh là một môi trường pháp lý phát huy sự sáng tạo và bản lĩnh làm giàu chính đáng của các nhà doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân làm giàu cho mình và cho đất nước.

1.2. Quản lý nhà nước về công tác phổ biến giáo dục pháp luật

Quản lý dưới góc độ chính trị, là hành chính, cai trị; dưới góc độ xã hội, là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Ở góc độ chung nhất, là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động. Bản chất của quản lý gắn với những mục tiêu đầy thách thức; hướng tới tăng năng suất lao động, sự cam kết, hứng khởi trong thực thi qua kỹ thuật tổ chức lao động, khích lệ và tạo điều kiện cho sáng tạo và phối hợp... kết hợp với các sáng kiến làm giảm chi phí, giảm sự mệt mỏi. Quản lý nhà nước là sự tác động của Nhà nước lên các quan hệ xã hội để bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển theo đúng những mục tiêu đã định. Quản lý nhà nước có ba nội dung chính sau đây: Xây dựng các thể chế; hướng dẫn, tổ chức thực hiện; thanh tra, kiểm tra. Theo Luật PBGDPL, nội dung quản lý nhà nước về PBGDPL bao gồm: i) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch; ii) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác PBGDPL; iii) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL; iv) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; v) Thống kê, tổng kết về PBGDPL; vi) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong PBGDPL và hợp tác quốc tế về PBGDPL (Điều 6). Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về PBGDPL, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về PBGDPL; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về PBGDPL; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về PBGDPL. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về PBGDPL tại địa phương (Điều 7).

1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật.

Phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hoà giải ở cơ sở có mối quan hệ mật thiết trong việc xây dựng ý thức pháp luật, tăng cường sự hiểu biết pháp luật, khuyến khích thói quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong nhân dân. Để nâng cao hiệu quả, phát huy thế mạnh của các hình thức trên, chúng ta cần đưa yêu cầu thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật khi tiến hành trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật vào Quy chế hoạt động của các đoàn luật sư, Trung tâm tư vấn, Trợ giúp pháp lý. Hình thành trách nhiệm tự giác thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng, cho khách hàng khi trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả và mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động để đảm bảo mọi người dân đều có khả năng được hưởng dịch vụ này khi cần thiết. Đồng thời, khai thác và phát huy tác dụng, hiệu quả của hình thức trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, hoà giải cơ sở khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện giải thích, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từng vụ việc cụ thể đang trợ giúp, tư vấn cho đối tượng, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, tự điều chỉnh hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Về trình tự công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật

Gồm 5 nội dung chính sau đây :

  1. Nắm vững đối tượng phổ biến;
  2. Nắm vững vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh;
  3.  Nắm vững nội dung văn bản;
  4.  Sưu tầm tài liệu dẫn chứng, minh họa;

       Chuẩn bị đề cương tuyên truyền miệng (bao gồm đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết).

3. Thực trạng của vấn đề

3.1. Đặc điểm tình

Sơn Hàm là xã miền núi, nằm ở phía Đông Nam của huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, vị trí địa lý. Phía Bắc giáp thị trấn Phố Châu; Phía Đông giáp xã Sơn Phú; Phía Nam giáp xã Sơn Trường và xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang; Phía Tây giáp xã Sơn Tây và Quang Diệm, thu nhập chính của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và vườn đồi. Tuy nhiên trong thời gian qua nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp Đăng, của chính quyền địa phương, nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người dân nên mọi hoạt động tại địa phương luôn được thực hiện sôi nôi nổi, mang lại hiệu quả cao, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên rõ rệt, các tệ nạn xã hội giảm đáng kể, cuộc sống của người dân được cải thiện, góp phần ổn định Kinh tế - An ninh - Trật tự XH trên địa bàn.

Kết quả công tác tuyên truyền trên địa bàn xã

         Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhân dân và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nhờ sự chỉ đạo vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương nên trong thời gian qua Luật phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện hiểu quả, đồng bộ. Công tác tuyên truyền Pháp luật luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu trở thành nhiệm vụ trọng tâm, các cuộc hội nghị tuyên truyền pháp luật ngày càng được nhân rộng, các hình thức tuyên truyền pháp luật ngày càng phong phú về hình thức. Trong năm 2022 UBND xã tập trung tuyên truyền các nội dung về các văn bản pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương như: Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ Môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Thi đua, khen thưởng; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Dân quân tự vệ, Luật An ninh mạng, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm..... Các Nghị định của Chính phủ: Số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống ma túy; Số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Số 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng; Số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; Số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính số 03/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều; số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; số 07/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi; số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022; số 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…., tuyên truyền các nội dung về sản xuất mùa vụ, về phòng chống cháy rừng, thiên tai, đất đai, tuyên truyền các chính sách và chương trình xây dựng NTM, khu dân cư mẫu, vườn mẫu....

 Vì vậy kết quả tuyên truyền ngày càng đạt hiệu quả làm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ và nhân dân góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội tại địa phương.

 Các văn bản trên được tuyên truyên rộng rãi dưới nhiều hình thức phong phú và đạt kết quả cụ thể như sau:

 -Tuyên truyền trực tiếp bằng miệng qua tổ chức Hội nghị:

Trong các hình thức  tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ trước đến nay thì hình thức tuyên truyền qua Hội nghị luôn thu hút được đông đảo tầng lớp tham gia, đạt được kết quả cao và có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác. Xác định được tầm quan trọng của hình thức tuyên truyền này hàng năm Ủy ban nhân dân xã Sơn Hàm đều xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị tuyên truyền Pháp luật và thực hiện Kế hoạch một cách triệt để. Riêng trong năm 2022 ngoài các cuộc tuyên truyền miệng lồng ghép qua các cuộc Báo công, giao ban hàng tháng thì UBND xã đã tổ chức  02 cuộc Hội nghị tuyên truyền Pháp luật trực tiếp, 01 Hội nghị tổ chức tại Hội trường xã Sơn Hàm nội dung tuyên tuyền về Luật xử lý Vi pham hành chính sửa đổi 2020, Nghị dịnh 91/2021 về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, tuyên truyền về chuyển đổi số thu hút 180 lượt người tham gia; 01 cuộc tuyên truyên điểm lưu động tại thôn Hùng Sơn nội dung về Luật đất đai, Luật môi trường, hướng dẫn lập tài khoản Dịch vụ công Quốc gia và nộp hồ sơ trực tuyến hội nghị đã thu hút đươc hơn 150 người dân tham gia.

+Tuyên truyền qua loa truyền thanh:

Duy trì hệ thống loa truyền thanh từ xã đến thôn, định kỳ mỗi tuần phát thanh xã phát từ 4-5 lần, mỗi lần 30 phút với các nội dung liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân, các văn bản pháp luật mới, những vấn đề dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. Tần suất các buổi tuyền càng được tăng nhiều hơn vào tháng cao điểm tháng 10, tháng 11 nhằm hưởng ứng ngày Pháp luật Vì thế số lượt tuyên truyền qua loa truyền thanh được tăng lên, trung bình tuần 7 lần/tuần và trong thời gian 01/01/2022 đến  nay  UBND xã Sơn Hàm đã thực hiện được hơn 350 buổi tuyên truyền qua loa truyền thanh, bên cạnh đó UBND xã còn tăng cường tổ chức các buổi tuyên truyền lưu động đến tận thôn xóm.

+Tuyên truyền qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật:

Tuyên truyên qua việc phát động và hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cũng là 1 hình thức nhanh chống và đạt hiệu quả cao. Năm 2022 UBND xã Sơn Hàm đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về xử lý Vi phạm hành chính, cuộc thi đã nhận được đông đảo tầng lớp tham gia từ xã đến thôn. Kết quả cuộc thi thu hút được hơn 100 lượt người tham gia. Bên cạnh đó UBND xã còn hưởng ứng tham gia các cuộc thi trực tuyền khác như Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, ....... Các cuộc thi đã nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật, hiêu biết Pháp luật cuar nhân dân trên địa bàn

+Thông qua các cuộc họp, các đợt sinh hoạt của các tổ chức chính trị các đoàn thể, chi đoàn, chi hôi…

Thông qua hội họp, hội nghị, sinh hoạt của các các tổ chức chính trị, đoàn thể, chi đoàn, chi hội trên địa bàn UBND xã đã lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới có nội dung thiết thực đến nhiệm vụ địa phương và phù hợp với thực tiễn của nhân dân đến cán bộ và toàn thể nhân dân trên địa bàn.... Đồng thời, đã gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với các cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Đặc biệt đầu năm 2022 UBND xã đã phối hợp Công an xã tuyên truyền về Luật phòng chống ma túy, phòng chống tác hại của rượu bia tại trường THCS Phan Đình Phùng  với hơn 250 lượt người tham gia, Phối hợp với Đoàn thành niên ra mắt câu lạc bộ Thanh niên với pháp luật và tham gia tuyên truyền nội dung chuyển đổi số, Luật giao thông đường bộ trong các buổi sinh hoạt chủ điểm; Phối hợp với phụ nữ tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường, tuyên truyền về dịch vụ công trực truyến …..

Bên cạnh đó UBND xã đã chỉ đạo Công chức là các tuyên truyền viên Pháp luật định kỳ hàng tháng biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, các chính sách pháp luật mới trong tháng để phục vụ cho sinh hoạt chi bộ, chào cờ báo công làm theo lời bác, cũng như ngày pháp luật tháng, và các nội dung tuyên truyền PL này được đẩy lên cổng thông tin điện tử xã Sơn Hàm mang tính chất công khai, tuyên truyền rộng rãi.

+Tuyên truyền qua tủ sách Pháp Luật: Việc khai thác và tìm hiểu các thông tin thông qua các Tủ sách pháp luật ở xã và các thôn cũng đã được công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân quan tâm. Hiện tại đã có hơn 200 đầu sách Pháp luật phục vụ nhu cầu của bạn đọc.  Người dân thường xuyên quan tâm lựa chọn những tài liệu sách báo phù hợp với điều kiện, kinh tế xã hội của địa phương như: Sách pháp luật liên quan trực tiếp đến cán bộ, công chức, nhân dân và hoạt động của chính quyền địa phương; sách hỏi - đáp pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, tờ gấp pháp luật, sách hướng dẫn về nghiệp vụ………

+ Tuyên truyền qua công tác hòa giải ở cơ sở

 Xác định hòa giải ở cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng tại cơ sở nên hàng năm các tổ hòa giải luôn được kiện toàn và củng cố nâng cao chất lượng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong thời gian từ đầu năm 2022 đến nay tại địa phương không xảy ra vụ việc tranh chấp nào cần sự vào cuộc các tổ hòa giải cơ sở. Không có vụ việc, đơn thư vượt cấp. Tuy nhiên các hòa giải viên vẫn luôn thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, dân Hòa giải viên ở cơ sở là người gần dân, sát dân, hiểu được tâm tính, hoàn cảnh, điều kiện của từng hộ dân, bằng kinh nghiệm của mình, họ phân tích, giải thích cho các bên hiểu về những giá trị cốt lõi của đạo đức con người, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để nâng cao nhận thức pháp luật và xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong Nhân dân, hướng mọi người tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cùng chung sức, đồng lòng xây dựng, phát triển quê hương, đất nước giàu mạnh.

 

4. Các biện pháp tiến hành nhằm giải quyết vấn đề

Tuyên truyền miệng về pháp luật là hình thức tuyên truyền mà đặc trưng chính là dùng lời lẽ trực tiếp truyền đạt nội dung pháp luật cho người nghe. Tuyên truyền miệng chủ yếu được thực hiện thông qua các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, giới thiệu văn bản pháp luật mới, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật.. Tuyên truyền miệng có nhiều ưu thế, đặc biệt là tính linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ địa điểm nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào với số lượng người nghe bao nhiêu. Do đây là hình thức PBGDPL trực tiếp nên người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, người nghe có cơ hội trao đổi, thảo luận, hỏi thêm những điều chưa rõ. Chủ thể thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền trực tiếp cần đáp ứg ứng những yêu cầu cơ bản sau đây.

Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe: Việc gây thiện cảm ban đầu cho người nghe rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhân thân, tâm thế và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền, ở danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm, học vị, chức vụ của người nói. Thiện cảm ban đầu còn được tạo ra bởi khung cảnh của hội trường, khung cảnh của diễn đàn, dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu. Như vậy, báo cáo viên cần phải tươi cười bao quát hội trường, có lời chào mừng, chúc tụng, có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, công bố thời gian, chương trình làm việc rõ ràng, thoải mái... sẽ gây được thiện cảm ban đầu đối với người nghe. Thế nhưng, thiện cảm ban đầu chủ yếu là ở cách đặt vấn đề đầu tiên của người nói. Trong những phút đầu tiên của bài giới thiệu, người nói phải nêu được khoảng từ 3, 4 vấn đề chủ yếu mà người nghe cần tìm hiểu nhất. Việc nêu các vấn đề đó còn tuỳ thuộc ở khả năng thuyết trình của báo cáo viên. Báo cáo viên có thể bắt đầu từ một câu chuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều thời gian qua hoặc có thể bắt đầu từ một bộ phim đã chiếu khá phổ biến hoặc cũng có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền...

Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói: Nghệ thuật tuyên truyền là tạo nên sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ. Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc nhưng truyền cảm. Hết sức tránh lối nói đều đều. Giọng nói, âm lượng phải thay đổi theo nội dung và nhấn mạnh vào những điểm quan trọng, cần phải chú ý. Động tác, cử chỉ cần phải phù hợp với nội dung và giọng nói để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của lời nói. Sắc thái có tác dụng truyền cảm rất lớn. Vẻ mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội dung. Khi nói, cần chú ý nhìn vào một nhóm người ngồi dưới, thỉnh thoảng người nói cần thay đổi vị trí nhìn để tạo sự chú ý của cử tọa. Người nói cần đưa ra số liệu, sự kiện để minh hoạ, đặt câu hỏi để tăng thêm sự chú ý của người nghe.  Người nói cũng cần phát huy vai trò thông tin, truyền cảm của ngôn ngữ bằng cách sử dụng chính xác, đúng mực thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngành và ngôn ngữ phổ thông. Người nói có thể kết hợp, lồng ghép, sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ, ngôn từ trong kinh điển, thơ văn, ca dao, dân ca vào buổi tuyên truyền pháp luật để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục đối với người nghe.

 Bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tuyên truyền miệng: Người nói cần tôn trọng các nguyên tắc sư phạm. Từ bố cục bài nói, diễn đạt các đoạn văn, liên kết giữa các đoạn văn đến cách nói đều phải rõ ràng, mạch lạc, lôgic. Người nghe cần được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa (phương pháp suy diễn) hoặc từ xa đến gần (phương pháp quy nạp) và tuỳ từng vấn đề mà dùng lý luận soi sáng cho thực tiễn hoặc từ thực tiễn mà đi sâu vào lý luận. Mục đích cuối cùng vẫn là để người nghe hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về những vấn đề mà người nói đã nêu ra. Tuy nhiên dù phân tích, diễn giải rộng hay hẹp đều phải luôn bám sát trọng tâm của vấn đề.

Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng: Tuyên truyền miệng về pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với ba bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích. Chứng minh là cách thuyết phục chủ yếu dựa vào các dẫn chứng xác thực, khách quan để làm sáng tỏ và xác nhận tính đúng đắn của vấn đề. Các dẫn chứng đưa ra gồm số liệu, sự kiện, hiện tượng, nhân chứng, danh ngôn, kinh điển. Để có sức thuyết phục, các dẫn chứng được đưa ra phải chính xác, tiêu biểu, toàn diện và sát hợp với vấn đề nêu ra. Giải thích là việc dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề. Lập luận trong khi giải thích phải chặt chẽ, chính xác, mạch lạc, khúc triết, không ngụy biện. Phân tích là diễn giải, đánh giá vấn đề nhằm tìm được đặc điểm, bản chất, điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt, điểm xấu, sự phù hợp, không phù hợp... của vấn đề. Việc phân tích phải dựa trên cơ sở khoa học, không được cường điệu mặt này hay hạ thấp mặt kia. Sau khi phân tích phải có kết luận, đánh giá, hướng người nghe vào định hướng tư duy đúng đắn, không làm cho người nghe hoài nghi, dao động, hoang mang.  

Tiến hành một buổi phổ biến pháp luật trực tiếp: Vào đề: Là phần giới thiệu vấn đề, định hướng tư duy, khơi gợi nhu cầu của đối tượng, thiết lập quan hệ giữa người nói với người nghe. Với tuyên truyền miệng về pháp luật, cách vào đề có hiệu quả thường là gợi ra nhu cầu tìm hiểu ý nghĩa, sự cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật. Báo cáo viên có thể bắt đầu từ một câu chuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều thời gian qua; có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền hoặc một câu chuyện có liên quan mà tình cờ báo cáo viên biết được qua trao đổi trước buổi tuyên truyền với một số người nghe... Nội dung: Là phần chủ yếu của buổi nói, làm cho đối tượng hiểu, nắm được nội dung, chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng. Cần lưu ý là phải nêu được những điểm mới, thời sự để người nghe chú ý; khi tuyên truyền không được sao chép, đọc nguyên văn văn bản để tránh sự nhàm chán. Khi giảng cần phân tích, giải thích và nêu ý nghĩa của văn bản pháp luật đó. Viết, đọc một đoạn nào đó trong văn bản chỉ có tính chất dẫn chứng, minh họa những gì mà người nói đã phân tích, dẫn chứng ở trước.Trong tuyên truyền văn bản phải chú ý tới hai điều, đó là: lựa chọn cách trình bày phù hợp với đối tượng và nêu được vấn đề cơ bản, cốt lõi, trọng tâm để người nghe thâu tóm được tinh thần văn bản. Sử dụng hợp lý kênh ngôn ngữ (nói) và kênh phi ngôn ngữ (cử chỉ, động tác).  Phần kết luận: Là phần người nói thường điểm lại và tóm tắt những vấn đề cơ bản đã tuyên truyền. Tùy từng đối tượng mà nêu những vấn đề cần lưu ý đối với họ. Trong phần này, người nói sau khi đã phân tích, diễn giải cần phải tóm tắt lại những nội dung chính của buổi tuyên truyền miệng và những vấn đề cần lưu ý. Tuy nhiên với mỗi một đối tượng khác nhau sẽ có cách thức tóm tắt khác nhau căn cứ vào nhu cầu, lĩnh vực công tác của đối tượng.

5. Hiệu quả của sáng kiến

Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật bằng miệng là một hoạt động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân nói chung, các tầng lớp phụ nữ nói riêng. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nhiều. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và đội ngũ cán bộ Hội làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phải có trình độ chuyên môn, có năng lực tốt, hiểu biết nhiều về pháp luật, am hiểu các phong tục tập quán của từng vùng; nắm bắt được tâm tư nguyện vọng thiết thực của chị em, đảm bảo nắm vững các nội dung cơ bản của pháp luật và có khả năng truyền đạt tốt. Đồng thời phải có những hình thức, phương pháp khác nhau nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất. Thường xuyên đổi mới các phương thức tổ chức, đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật và phải có sự lồng ghép vào các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật đa dạng và phong phú nên trong quá trình tổ chức thực hiện kết quả đem lại rất khả quan. Qua đó đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội ở địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Cùng với phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật là một giai đoạn của quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, là một mắt xích quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, là cầu nối để chuyển tải và đưa pháp luật vào cuộc sống, qua đó đưa cuộc sống vào pháp luật. Giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là một bộ phận của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là một bộ phận của công tác giáo dục và đào tạo. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, được thể chế bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, công tác này đã đạt được những kết quả nhất định, trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

6. Khả năng áp dụng và triển khai

Việc áp dụng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay trên địa bàn huyện đang ngàỳ càng được nhân rộng, thực hiện có hiệu quả. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật trong cả nước./.

  1. KẾT LUẬN

1. Bài học kinh nghiệm

Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hết sức cần thiết. Trong đó cần chú trọng tăng cường đổi mới các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo pháp luật được truyền tải đến cán bộ, nhân dân, tổ chức trong nước và nước ngoài thiết thực, đáp ứng được nhu cầu thông tin, học tập, tìm hiểu pháp luật và góp phần nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tri thức pháp lý.

2. Kiến nghị đề xuất

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai sáng kiến có hiệu quả như nêu trên, tôi xin có một số ý kiến đề xuất, kiến nghị như sau:

 1. Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong cơ chế tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ chốt, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể vừa chủ động phối hợp thực hiện. Đồng thời huy động sự tham gia của từng cộng đồng, từng cá nhân đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để một mặt đưa hoạt động này thành nề nếp, mặt khác tạo dư luận, xã hội lành mạnh để hình thành ý thức tôn trọng pháp luật trong từng cộng đồng, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cấp chính quyền chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng cụ thể, tập trung hướng mạnh tuyên truyền pháp luật về cơ sở; nắm vững đặc điểm, tình hình cơ sở để luôn đổi mới cách thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với đối tượng, địa bàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

2. Kết hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật sâu cho từng đối tượng với mục đích đối tượng tuyên truyền không chỉ dừng ở việc tìm hiểu pháp luật chung mà còn có ý thức phát hiện những quy định pháp luật không phù hợp với cuộc sống từ đó có những đề xuất, kiến nghị sửa đổi quy định pháp luật này.

3. Việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và triển khai các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng luôn gắn chặt với công tác vận động nhân dân chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào đang thực hiện tại cơ sở. Bên cạnh đó, phổ biến, giáo dục pháp luật cần gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp những vướng mắc về pháp luật và công tác hoà giải ở cơ sở.

          4. Tiếp tục nâng cao chất lượng và xây dựng kế hoạch nhân rộng các hình thức chỉ đạo điểm có hiệu quả. Từ trung ương tới cơ sở xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc triển khai việc nhân rộng các hình thức chỉ đạo điểm có hiệu quả. Phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế của các hình thức và luôn chủ động, sang tạo trong áp dụng các hình thức. Ở mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi cấp đều có những điều kiện, hoàn cảnh riêng. Do vậy để triển khai tốt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên thực tế thì tính chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần được phát huy triệt để. Chính từ cơ sở, mỗi hình thức, mỗi cách làm riêng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phong tục tập quán và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.
         5. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, vật lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm và đội ngũ tuyên truyền viên, hoà giải viên, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong trường học, phóng viên, biên tập viên pháp luật; xác định rõ khoản ngân sách hang năm cho hoạt động này theo hướng tăng thê để đáp ứng đầy đủ, kịp thời về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cần vận dụng sang tạo những hình thức, biện pháp, đồng thời căn cứ vào tình hình đặc điểm cụ thể của địa phương, đơn vị và căn cứ yêu cầu của tình hình mới của đất nước để có phương pháp chỉ đạo, thực hiện đạt hiệu quả nhất, nhằm nâng cao tri thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội.

          Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu  quả công tác tuyên truyền miệng về PBGDPL trên địa bàn xã Sơn Hàm ”, kính đề nghị Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm xem xét, công nhận. Vì thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét sáng kiến để bài viết từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa.

CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN

           Tôi xin cam kết sáng kiến này không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

            Tôi xin trân trọng cảm ơn!

                                                                                                                                     TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

 

 

                                                                   Hồ Thị Hoài

 

 

 

 

 

 

 

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    Chương trình phát thanh
     Liên kết website
    Thống kê: 184.753
    Online: 20